ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ
TỈNH NAM ĐỊNH
(1930-2010)
*********
Phần I: GIỚI THIỆU BỐ CỤC
NỘI DUNG, MỤC ĐÍCH HỌC LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NAM ĐỊNH
1). Bố cục: 4 giai đoạn lớn.
I. 1930-1945.
II. 1945-1954.
III. 1954-1975.
IV. 1975-2010.
2). Vì sao phải học
Lịch sử Đảng ?
Bác Hồ nói:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam”.
- Căn cứ vai trò, chức năng của các ngành khoa học xã hội và thực
tiễn cuộc sống, học LSĐB để:
+ Nâng cao nhận thức, hiểu biết về Đảng bộ.
+ Rút ra những kinh nghiệm, phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.
+ Đấu tranh với các luận điểm xuyên tạc, thù địch của các thế lực
phản động, bảo vệ ĐLDT và CNXH.
+ …
3). Một số đặc điểm của
tỉnh Nam
Định.
*) Lịch sử hình thành và địa lý, dân số.
- Lịch sử hình thành: Mảnh đất Nam
Định có từ bao giờ.
+ Thời Hùng Vương: Các dấu tích (đền, chùa, chuyện kể…)
+ Thời Lý Trần: Nam
Định thuộc lộ Hoàng Giang, là đất phát tích của nhà Trần...
+ Thời Lê (Hậu Lê): Nam
Định thuộc trấn Sơn Nam
(1469) sau đó là trấn Sơn Nam
Hạ (1741).
+ Thời Nguyễn: (1822) là trấn Nam
Định. Năm 1831, đổi là tỉnh Nam
Định.
- Địa lý:
+ Vị trí: Đông nam đồng bằng Bắc bộ. (Bắc giáp…, nam giáp…, tây
giáp…, đông giáp…)
+ Diện tích: 1,6 ngàn km2.
+ Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng, ít núi đồi, có 72 km bờ biển, 3
cửa sông lớn: sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ.
- Dân số, hành chính:
+ Dân số đông (1.820.000 người); có đông đồng bào theo đạo Thiên
chúa (trên 20%; riêng huyện Nghĩa Hưng 48%).
( N.xét: Có nguồn nhân lực lớn, thuận lợi cho phát triển k.tế,…).
+ Hành chính: Đến nay, tỉnh có 10 huyện, thành (9 huyện, 1 thành
phố), 229 xã, phường, thị trấn.
*) Đặc điểm về truyền thống văn hoá, lịch sử.
- Anh dũng, yêu nước:
Luôn kiên quyết đứng lên chống giặc ngoại xâm, chống áp bức.
+ NĐ là quê hương phát tích của
vương triều Trần, với hào khí “Đông A” rực rỡ. Cũng là quê hương của anh
hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
+ Trong phong trào Văn thân chống Pháp, NĐ có Phạm Văn Nghị (Yên
Thắng), Phạm Nhân Lý (Yên Bình) đã lãnh đạo nhân dân chống Pháp.
+ Các phong trào “Đông du”, “Đông kinh Nghĩa thục”; (hưởng ứng).
+ Các phong trào của công nhân, nông dân, học sinh …trước cách mạng.
- Cần cù trong lao động sản
xuất:
Kiên cường, chăm chỉ, một nắng hai sương, chịu thương, chịu khó,
thau chua, rửa mặn, quai đê, lấn biển, chinh phục thiên nhiên, mở mang làng xã.
- Hiếu học:
+ NĐ là đất học, có nhiều danh nhân văn hoá và đỗ đạt. Tiêu biểu là
làng Hành Thiện, Xuân Trường [với câu “Đông
Cổ Am, Nam
Hành Thiện”]
+ NĐ có 5 Trạng nguyên: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Văn Bảo,
Vũ Tuấn Chiêu, Đào Sư Tích (và Tam nguyên Trần Bích San).
+ Thời Trần đã mở nhiều khoa thi Đình kén Tiến sỹ và Trạng nguyên ở Nam
Định.
+ Thời Nguyễn, từ 1807 đến 1915, đã mở 35 kỳ thi, lấy nhiều người đỗ
đạt.
- Lễ hội, du lịch:
NĐ có nhiều trung tâm lễ hội tâm linh. Như: Lễ hội Đền Trần (TP Nam
Định); hội Phủ Dầy (Vụ Bản); hội Chùa Keo (Xuân Trường), hội Chùa Bi (Nam
Trực)…
Phần
II: NỘI DUNG
I. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH
LẬP ĐẢNG VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1925-1945)
1) Quá trình vận động
thành lập tổ chức cách mạng Đảng ở Nam Định (1925-1930)
*) Bối cảnh NĐ đầu thế kỷ XX.
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau khi cơ bản hoàn thành việc xâm
lược VN, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, biến NĐ thành
trung tâm công nghiệp dệt lớn nhất Đông Dương.
Hệ quả: Đội ngũ công nhân NĐ ra đời sớm, phát triển với số lượng
đông, có tinh thần cách mạng mạnh mẽ.
*) Tổ chức Đảng ở NĐ được thành lập sớm.
- 1927, NĐ thành lập Tỉnh bộ hội VNCM thanh niên, gồm 5 chi bộ, do
đ/c Nguyễn Văn Hoan là Bí thư.
- Ngày 19/6/1929, tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng NĐ được thành lập
do đ/c Nguyễn Hới làm Bí thư.
- 3/2/1930, ĐCS Việt Nam
được thành lập. Tổ chức ĐDCS Đảng ở Nam Định cũng lập tức chuyển đổi
hoạt động theo tôn chỉ mục đích của ĐCS.
KL: Tổ chức ĐCS Nam Định ra đời sớm cùng với sự ra đời của ĐCS
Việt Nam.
(Nhiều tỉnh thành khác mãi sau này mới có tổ chức Đảng).
*) Tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở NĐ là nơi đào tạo, rèn
luyện và có nhiều đóng góp cán bộ với cách mạng cả nước.
- Là nơi đào tạo, rèn luyện
cán bộ cách mạng.
Do đặc điểm là trung tâm công nghiệp, đông công nhân, phong trào
hoạt động cách mạng diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi nên NĐ trở thành một trung cách
mạng, một cái nôi của Cách mạng cả nước. Những năm 1928-1929 Trung ương hội VNCM
Thanh niên đã cử nhiều cán bộ về NĐ, vào các nhà máy, xí nghiệp để “vô sản hoá”, do đó NĐ là nơi rèn luyện
cho nhiều cán bộ cách mạng của Đảng.
- NĐ có nhiều cán bộ đóng
góp quan trọng cho cách mạng cả nước.
+ Trần Quang Tặng (Bí thư Xứ ủy).
+ Trần Văn Lan (Ủy viên Thường vụ lâm thời TW Đảng).
+ Lê Đức Thọ: Uỷ viên BCT, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, cố
vấn đặc biệt trong hội nghị 4 bên bàn về ký kết Hiệp định hoà bình về Việt Nam.
+ Trường Chinh: Tổng Bí thư của Đảng…
Tóm lại: Nam
Định có tổ chức Đảng được thành lập sớm, là nơi đào tạo, rèn luyện cho nhiều
cán bộ cách mạng của cả nước và có nhiều cán bộ đóng góp cho Trung ương.
2) Đấu tranh phát triển và giữ vững phong trào cách mạng (1930-1939)
*) Chia giai đoạn
- 1930-1931.
- 1932-1935.
- 1936-1939.
*) Đặc điểm chung của cả 3 giai đoạn.
- Khách quan: Địch luôn
khủng bố, đàn áp hết sức dã man (có lúc
chúng bắt hàng trăm cán bộ, đảng viên của ta, kể cả thời kỳ 1936-1939).
- Chủ
quan: Ta luôn đấu tranh chống khủng bố, giữ gìn và phát triển phong trào.
*) Đặc điểm và nội dung riêng của từng giai đoạn.
- 1930-1931: Phong trào phát triển mạnh, tiêu biểu là đấu tranh của công nhân
Dệt, đấu tranh ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh và ủng hộ phong trào nông dân Tiền Hải
(Thái Bình).
- 1932-1935: Chống khủng bố, đấu tranh giữ vững khí tiết trong tù, chờ thời cơ
ra tù hoạt động.
- 1936-1939: Cao trào đấu
tranh đòi dân sinh, dân chủ.
+ Nguyên nhân có PT đấu
tranh dân chủ:
. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần I, (tháng 3 năm 1935, tại
Ma Cao, Trung Quốc), đề ra đường lối đấu tranh dân chủ.
. Đại hội Quốc tế Cộng sản, tháng 7 năm 1935 đề ra đường lối đấu
tranh dân chủ.
. 1936, Đảng Xã hội cánh tả Pháp thắng cử, lên cầm quyền, thực hiện
một số chính sách dân chủ, áp dụng cho cả các nước thuộc địa.
+ Chỉ đạo của Đảng: Lợi dụng hình thức tự do dân chủ để đấu tranh chuyển từ hoạt động
bí mật sang công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, để duy trì, khôi
phục phong trào.
+ Hình thức:
. Mít tinh, biểu tình, đấu tranh công khai, đòi tổ chức Đông dương
Đại hội (33 cuộc, có cuộc tới 8.000 người).
. Phát hành sách báo công khai.
. Thành lập các hội, đoàn công khai.
. Tranh cử công khai.
*) Kết quả: Đến năm 1939,
phong trào cách mạng được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Riêng phong trào
1930-1931 và 1936-1939 là những cuộc tập dượt lớn lần thứ I và lần thứ II để chuẩn bị cho cách mạng Tháng 8.1945 sau này giành
thắng lợi.
3) Chuẩn bị lực lượng,
tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng 8 (1939-1945)
*) Bối cảnh.
- 1/9/1939: Chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra (1939-1945). Đến
năm 1945, phe Đồng Minh (chủ yếu là Liên Xô) chiến thắng phát xít Đức, sau đó
chiến thắng Phát xít Nhật, làm thay đổi tình hình có lợi cho cách mạng thế
giới, trong đó có Việt Nam.
- 9/1940, Nhật chiếm Đông Dương, đe dọa sự thống trị của Pháp ở Việt
Nam.
- 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, tình hình
cách mạng hết sức khẩn trương.
- Đầu năm 1945: Nạn đói khủng khiếp diễn ra làm gần 2 triệu người
chết đói (Nam
Định: 212.000 người).
- Phong trào cách mạng: Phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi. Khởi nghĩa từng phần đã nổ ra: Bắc
Sơn, Nam
kỳ, Đô Lương. (Đây là những cuộc khởi nghĩa mở đầu thời kì đấu tranh mới).
- 2 tổ chức quan trọng của
Đảng đã ra đời: Mặt trận Việt Minh (19/5/1941, tổ
chức tập hợp, đoàn kết toàn dân) và Đội Việt Nam
tuyên truyền Giải phóng Quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam,
22/12/1944).
Những sự kiện này đã ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cách mạng cả
nước
*) Chỉ đạo chung của Đảng.
- Từ 11/1939, 11/1940 và 5/1941, Đảng ta đã tổ chức 3 hội nghị Trung
ương 6, 7, 8; hoàn thành (hoàn chỉnh) việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: Đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu, cấp bách.
- Ngày 12/3/1945, Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta”, chỉ đạo các địa phương sẵn sàng chủ động giành
chính quyền khi thời cơ đến.
- Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, tại Tân Trào từ ngày 13-15/8/1945,
Trung ương triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng, sau đó từ 16-18/8/1945 tổ
chức Đại hội Quốc dân đại biểu, ra Quyết định lịch sử: Phát động Tổng khởi
nghĩa trong toàn quốc.
*) Tình hình ở Nam
Định.
- Địch vẫn tiếp tục khủng
bố gắt gao (có
lúc bắt hàng trăm Đảng viên).
- Tổ chức Đảng từng bước
được củng cố lại. Năm 1943, thành lập Ban Công vận.
Các hội Cứu quốc tiếp tục phát triển. Đầu năm 1945 Ban Cán sự Đảng của tỉnh
được thành lập.
- Các hoạt động tuyên
truyền được đẩy mạnh lên một bước: Nói chuyện thời
sự, treo cờ Đảng, rải truyền đơn, phát hành sách báo…
- Các hình thức hoạt động
cách mạng phát triển mạnh mẽ: Xây dựng lực lượng,
sắm sửa vũ khí, tập luyện võ nghệ, trấn áp bọn phản cách mạng diễn ra mạnh mẽ ở
các địa phương như Xuân Trường, Trực Ninh, Ý Yên.
*) Quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở Nam Định.
- Diễn biến:
+ Khi Đảng ta phát động khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn
quốc. Nhận được tin, Ban Cán sự đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp.
. Thời gian: Chiều 17/8/1945.
. Địa điểm: Thôn Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh.
. Nội dụng: Bàn và quyết định khởi nghĩa giành chính quyền trong
toàn tỉnh. [Chủ trương lấy huyện Trực Ninh làm căn cứ địa hỗ trợ cho các huyện
khác giành chính quyền].
Ngay sau cuộc họp, quân cách mạng lập tức đi chiếm huyện đường Trực
Ninh và lần lượt giành chính quyền trong toàn tỉnh.
- Kết quả: Sau 1 tuần, từ 17/8-22/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự
tỉnh, nhân dân Nam Định đã anh dũng đứng lên đánh đổ chính quyền thực dân,
phong kiến, xây dựng nên chính quyền dân chủ nhân dân trong toàn tỉnh.
Sau khi giành chính quyền ở Trực Ninh, Ban Cán sự đã cử người về các
huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải hậu, Nghĩa Hưng... để tổ chức tiếp tục giành
chính quyền. Việc giành chính quyền ở mỗi nơi có một đặc điểm và diễn biến khác
nhau.
Ở Nam Trực: Sau khi giành chính quyền ở Trực Ninh thắng lợi, đồng
chí Bí thư Ban Cán sự đem quân lên trấn giữ Đò Quan. Khi đi qua huyện đường Nam
Trực, thấy lực lượng địch ở đây yếu, đã giành luôn chính quyền ở Nam Trực.
Ở Ý Yên: Nhân dân Ý Yên phối hợp với lực lượng cách mạng ở Hà Nam
xuống đánh chiếm huyện đường Bo. Đến khi lực lượng ở phía nam huyện lên thì huyện
đường đã được lấy từ 2 ngày trước rồi.
Ở T.p Nam
Định: Tình hình khó khăn hơn, hầu hết cán bộ, đảng viên đều đã bị bắt trước đó.
Những đồng chí còn lại tổ chức đấu tranh giải thoát cho những chính trị phạm và
phối hợp tổ chức nhân dân giành chính quyền vào ngày 21/8/1945.
Mỹ Lộc: Là đơn vị giành chính quyền cuối cùng vào ngày 22/8/1945.
Sau khi giành chính quyền trong toàn tỉnh, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tiến
hành ổn định tình hình KT-XH, ra sức củng cố, xây dựng chính quyền mới.
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Nam Định từ đây bước sang một trang
mới.
II. ĐẢNG BỘ NAM ĐỊNH LÃNH
ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN, TRƯỜNG KỲ CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP, GIÀNH THẮNG LỢI
(1945-1954)
1) Bối cảnh tình hình:
- Chính quyền: Sau cách mạng Tháng
8/1945, Chính quyền mới được thành lập, còn rất non trẻ, lại đứng trước muôn
vàn khó khăn thử thách, luôn bị đe doạ trước sự mất, còn.
- KTXH: Vốn là một nước nông nghiệp
lạc hậu, lại bị kiệt quệ sau chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoành hành, nhân
dân đói kém, thất học, đời sống rất khó khăn.
- Kẻ thù: Lúc này trên đất nước ta
có nhiều loại kẻ thù. [Gần 30 vạn quân nước ngoài: 20 vạn quân Tàu Tưởng (Trung
Hoa dân quốc) phía Bắc, hơn 1 vạn quân Anh-Pháp ở phía Nam, 6 vạn quân Nhật
đang bị giải giáp chưa về nước.. Cùng nhiều đảng phái phản động như “Việt
Quốc”, “Việt Cách”…âm mưu cấu kết chống phá chính quyền cách mạng].
Song nguy hiểm nhất là thực dân Pháp. Chúng được quân Anh giúp đỡ
dưới danh nghĩa Đồng minh, với trang bị vũ khí hiện
đại và quyết tâm quay lại xâm lược nước ta một lần nữa.
Trong những năm 1945-1946, đảng bộ chỉ đạo xây dựng, củng cố chính quyền,
tập trung diệt “giặc đói”, “giặc dốt” và giạc ngoại xâm.
Trước dã tâm và sự khiêu khích của thực dân Pháp, Đảng ta đã tìm mọi
cách để tránh một cuộc chiến tranh đổ máu, nhưng không tránh khỏi. Do đó, ngày 19/12/1946,
Đảng ta đã phát động toàn quốc kháng chiến. Ngày 20/12/1946 Hồ Chủ tịch ra “Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
2) Đặc điểm, diễn biến của
cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam
Định.
- Đặc điểm quy định tính ác liệt của cuộc kháng chiến ở Nam Định: Do những đặc điểm về địa lý, (tiện cho giao thông thuỷ), dân số
đông (đông đồng bào theo đạo Thiên chúa), có vị trí quan trọng về quân sự, có
phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ,... nên địch đã tổ chức nhiều
cuộc hành quân càn quét lớn, thực hiện âm mưu “biến Nam Định thành trung tâm
chỉ huy phía Nam Đồng bằng Bắc bộ”. Chính đặc điểm này quy định tính ác liệt
của cuộc kháng chiến ở Nam
Định.
- Cuộc kháng ở Nam
Định chia làm 4 thời kỳ:
+ 12/1946-3/1947: Chiến đấu giam chân địch trong thành phố: kéo dài 86 ngày, lâu
nhất trong cả nước [Hà Nội chỉ 60 ngày]. Chúng
ta giữ thế hoàn toàn chủ động.
+
4/1947- 10/1949: Chống
địch càn quét chiếm đóng và phát triển kinh tế xã hội.
+ 10/1949-2/1952: Địch mở rộng chiếm đóng trong toàn tỉnh, đặt ách kìm kẹp “2 năm, 4 tháng” ở phía nam tỉnh; từ
1950 mở rộng chiếm đóng ra phía bắc tỉnh.
Ta bám đất, bám dân, phát triển lực
lượng, đẩy mạnh chiến tranh du kích đánh địch.
+ 2/1952- 7/1954: Phát triển lực lượng, phối hợp với các chiến trường phản công tiêu
diệt địch, giành thắng lợi.
- Sự chỉ đạo của Đảng bộ:
Tháng 12/1947, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ nhất.
Trước tình hình cuộc kháng chiến diễn ra gay go ác liệt, thực hiện
chủ trương của Đảng kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ”, Đảng bộ tập
trung chỉ đạo các nội dụng sau:
+ Xây dựng: Tích cực củng cố, xây dựng Đảng, Chính quyền, đoàn thể, lực lượng
du kích.
+ Đánh địch: Đánh địch trên tất cả các mặt trận: QS, CT, KT, VH, Binh vận…
+ Cán bộ, đảng viên: Bám đất, bám dân, tận dụng mọi điều kiện, vừa chiến đấu, vừa xây
dựng.
- Tính chất của cuộc kháng chiến:
+ Lâu dài: Thời gian diễn
ra trong 9 năm.
+ Khó khăn, ác liệt: Lực
lượng của ta nhỏ yếu, trang thiết bị thô sơ, thiếu thốn. Địch trang thiết bị vũ
khí đầy đủ, hiện đại. Chúng liên tục mở nhiều trận càn quy mô lớn, nhỏ (hàng
ngàn trận). Như: Trận càn Ăng-tơ-ra-xít (10/1949); trận càn Bờ-rơ-ta-nhơ
(10/1952); trận Ta-răng-te-rơ (5/1953); trận Bi-đông (11/1953). Đặc biệt trận
càn Bờ-rơ-ta-nhơ, chúng dùng 21 tiểu đoàn thuộc 5 binh đoàn cơ động, 50 xe cơ
giới, 50 khẩu pháo, 22 máy bay và 8 tầu chiến để càn quét các huyện phía nam
tỉnh.
- Lực lượng và hình thái cuộc chiến:
+ Lực lượng: Lúc đầu ta có Trung đoàn chủ lực 34, chi đội 19. Sau đó ta chủ
trương vừa phát triển lực lượng chính quy, vừa phát triển lực lượng du kích.
Lấy xây dựng lực lượng du kích đánh địch là chủ yếu. (Năm 1949, lực lượng du kích của tỉnh đã có 45 ngàn người).
+ Hình thái cuộc chiến: Chủ trương của ta là kết hợp đánh du kích với đánh chính quy, lấy
đánh du kích là chủ yếu. Đánh địch trên tất cả các mặt trận: QS, KT, VH, binh
vận…
Trong 9 năm, chúng ta đánh tổng số 16 ngàn trận lớn, nhỏ. Trong đó
có những trận nổi tiếng như: Trận Hợp Kiến-Hợp Cường (Ý Yên); trận Bắc Sơn-Đồng
Nguyên (Nam Trực-Nghĩa Hưng); trận Thần Lộ (Trực Ninh, trên đường 21); trận Cầu
Đôi (Hải Hậu); trận Liên Minh (Vụ Bản); trận Yên Dương (Ý Yên)...
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân Nam Định đã tiến hành một cuộc
kháng chiến lâu dài, gian khổ và vô cùng khó khăn, ác liệt. Song dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ, chúng ta đã từng bước củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng,
đánh địch toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: QS. KT, CT, GD, Binh vận…tận dụng
mọi điều kiện, hình thức đánh địch (đánh cả ngày và đêm). Tổ chức hàng vạn trận
tiêu hao sinh lực địch. Lực lượng của ta ngày càng phát triển lớn mạnh. Ngày
1/7/1954, quân Pháp đã thất bại, rút khỏi Nam Định; cuộc kháng chiến của quân
dân ta giành thắng lợi vẻ vang.
III. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO THỰC
HIỆN 2 NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC: Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH (1954-1975)
1) Phân chia giai đoạn:
*) Giai đoạn này chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
- 1954-1960.
- 1961-1965.
- 1965-1975.
2) Nội dung của các giai
đoạn.
*) Nét chung của cả 3 giai đoạn:
- Tập trung ổn định phát triển KT-XH.
- Củng cố xây dựng Đảng, Chính quyền, đoàn thể.
- Vừa sản xuất vừa chiến đấu,
phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi.
- Tích cực chi viện cho chiến trường miền Nam.
*) Những nội dung chủ yếu (riêng) của mỗi giai đoạn:
- 1954-1960:
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam
Định lần thứ II (3.1959); lần thứ III (vòng 1: 6.1960; vòng 2: 2.1961); lần thứ
IV (5.1963). Đảng bộ chỉ đạo:
+ Tập trung khắc phục hậu quả sau chiến tranh; chống âm mưu dụ dỗ,
cưỡng ép đồng bào giáo dân di cư trái phép vào Nam của địch.
+ Tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện mục tiêu người cày có
ruộng.
+ Cải tạo công thương nghiệp và phát triển KT-VH-XH.
+ Kết quả: Các lĩnh vực đều
đạt tốt. Riêng cải cách ruộng đất có một số sai lầm; song sau đó đã tiến hành
sửa sai.
- 1961-1965:
Đại
hội Đảng bộ tỉnh Nam Hà lần thứ I (6.1968); lần II (2.1972); lần III (6.1975).
+ Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
+ Là giai đoạn xây dựng trong điều kiện hoà bình, tiến hành xây dựng
(cải tạo) quan hệ sản xuất mới XHCN, xây dựng và củng cố HTX nông nghiệp.
+ Đảng bộ phát động, thực hiện nhiều phong trào thi đua sôi nổi:
“Gió Đại Phong” trong nông nghiệp; “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp; “Trống
Bắc Lý” trong giáo dục; “Cờ Ba Nhất” trong quân đội.
+ Kết quả: “Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới”.
- 1965-1975:
+ Là giai đoạn xây dựng đất nước (M.Bắc) trong điều kiện vừa có hòa
bình, vừa có chiến tranh phá hoại của địch.
+ Năm 1965: Hợp nhất 2 tỉnh Nam
Định và Hà Nam
thành tỉnh Nam Hà.
+ Thời gian cuộc chiến
tranh đánh phá của địch: 1965-1972, chia làm 2 giai
đoạn nhỏ hơn (1965-1968 và 1969-1972).
+ Quy mô cuộc chiến: Quy mô lớn, toàn tỉnh (toàn M.Bắc).
+ Tích chất và cường độ
cuộc chiến:
Ngày càng ác liệt, dã man chưa từng thấy (mỗi ngày trung bình 2-3 trận).
Chúng huy động trên 1.000 máy bay. Lần I: 466 lượt; lần II: 1.445 lượt, đánh
phá hàng ngàn mục tiêu: QS, bệnh viện, nhà thờ, trường học, đê điều, khu đông
dân cư...
+ Sự chỉ đạo của Đảng:
. Chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến.
. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển KT-XH; kết hợp vừa sản xuất, vừa
chiến đấu.
. Phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua: “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm
đang”. “Làm ngàn việc tốt”... Khi cuộc kháng chiến được đẩy lên đến đỉnh cao
thì các phong trào như: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,
“Tất cả vì miền Nam ruột thịt”… được phát động sôi nổi.
+ Quân sự: Luôn đảm bảo quân số cho chiến trường. Trong 20 năm, Nam Định có
gần 150.000 thanh niên lên đường nhập ngũ [23
ngàn liệt sỹ; hơn 10 ngàn thương binh; gần 10 ngàn bệnh binh; hàng ngàn bà mẹ
V.nam Anh hùng].
Lực lượng vũ trang và dân quân du kích đã tham gia chiến đấu hàng
ngàn trận. Bắn cháy 120 máy bay, 3 tàu chiến. Ngoài ra còn chi viện cho các đơn
vị bạn lập nhiều chiến công suất sắc.
+ Chi viện:
Về sức người: Gần 150.000 thanh niên lên đường nhập ngũ.
Về sức của: Mỗi năm đóng góp 50-65 ngàn tấn lương thực, hàng chục ngàn tấn
thực phẩm cho chiến trường. (Riêng những năm 1973-1975 đóng góp hàng trăm ngàn
tấn mỗi năm).
3) Kết quả chung:
Đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực KT-XH.
- Duy trì và đảm bảo đời
sống KT-XH.
- Nông nghiệp có bước phát
triển mới. Năm 1974, năng suất bình quân toàn tỉnh
đạt 5 tấn/ha. (4 huyện phía nam đạt 7 tấn/ha).
- Công nghiệp: Ngành công nghiệp luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc, hoàn thành
các chỉ tiêu, kế hoạch trên giao. Riêng Nhà máy động cơ Nam Hà từ 1973-1975
luôn được tặng “Lá cờ đầu ngành công nghiệp nhẹ miền Bắc”. Năm 1975, được tặng
Huân chương Lao động hạng II, được Bộ Công nghiệp nhẹ công nhận là “Nhà máy
phục vụ nông nghiệp tốt nhất miền Bắc”.
- Nhiều tập thể và cá nhân
được tặng danh hiệu Anh hùng trong sản xuất và chiến đấu. Đảng bộ, quân dân
toàn tỉnh được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
- Chi viện nhiều sức người,
sức của cho tiền tuyến. Góp phần to lớn cùng quân
dân cả nước giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
IV. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN
DÂN NAM
ĐỊNH XÂY DỰNG CNXH VÀ TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI
HOÁ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (1975-2010).
Giai đoạn này chia làm 2 giai đoạn nhỏ:
-1975-1985.
-1986-2010.
1) Khắc phục hậu quả chiến
tranh, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2, từng bước tìm tòi, tháo gỡ khó khăn,
phát triển kinh tế-xã hội (1975-1985).
*) Đặc điểm giai đoạn 1975-1985
- Cả nước:
+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả nước
thống nhất, tập trung vào xây dựng CNXH trong điều kiện hoà bình.
+ Trung ương 2 lần tổ chức Đại hội Đảng: ĐH IV tháng 12/1976 và ĐH V
tháng 3/1982 và ra nhiều nghị quyết chỉ đạo việc khôi phục, phát triển KT-XH.
+ KT-XH sau chiến tranh còn hết sức khó khăn, đời sống nhân dân thấp
kém, lạc hậu. Khủng hoảng KTXH diễn ra trầm trọng, lạm phát khi cao nhất tới 3
con số: 774%.
+ Chiến tranh Biên giới
phía Tây Nam
và phía Bắc nổ ra (1978, 1979) ảnh hưởng nặng nề
tới sự phát triển KTXH.
+ Về sản xuất: Thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của BBT Trung ương về
khoán sản phẩm trong nông nghiệp và Quyết định 25, 26/CP ngày 21/1/1981 của
HĐCP về phát triển công nghiệp.
- Trong tỉnh:
+ Sáp nhập tỉnh: Tháng 10/1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình sáp nhập thành tỉnh Hà
Nam Ninh.
+ Năm 1976, huyện Nam Ninh được Trung ương chỉ đạo thí điểm áp dụng
cơ giới hoá trong nông nghiệp.
*) Chỉ đạo của Đảng bộ
- Các kỳ Đại hội: Đảng bộ tiến hành 3 kỳ Đại hội.
+ Đại hội Đảng bộ tỉnh HNN lần I: Vòng 1, tháng 11/1976; vòng 2
tháng 4/1977.
+ Đại hội Đảng bộ tỉnh HNN lần II: Tháng 11/1979.
+ Đại hội Đảng bộ tỉnh HNN lần III: Vòng 1, tháng 1/1982; vòng 2,
tháng 3/1983.
- Nội dung chỉ đạo: Ngoài các nội dung như: Tăng cường đoàn kết, xây dựng củng cố Đảng,
đoàn thể, giữ vững an ninh, quốc phòng…
Nghị quyết trong tời gian này tập trung chỉ đạo: Tiến hành cơ giới
hoá nông nghiệp. Đẩy mạnh làm hàng xuất khẩu, mở rộng ngành nghề, xây dựng các
trạm trại. Phát động các phong trào thi đua sôi nổi như “Chiến dịch Hà Nam
Ninh” lần I, II, III, “Chiến dịch Trần Hưng Đạo”, triển khai thực hiện CT 100
của Ban Bí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp…
*) Kết quả
Các lĩnh vực kinh tế xã hội đạt một số thành tựu mới.
- Nông nghiệp: Tổng sản lượng đạt bình quân 70 vạn tấn giai đoạn 1976-1980; 80
vạn tấn giai đoạn 1981-1985. Năng suất bình quân đạt 57,4 tạ/ha.
- Công nghiệp: Các đơn vị đã từng bước chủ động trong sản xuất, tài chính, khắc
phục tình trạng khan hiếm vật tư, nguyên liệu, điện năng, chấn chỉnh bộ máy, tự
cân đối sản xuất, tăng việc làm, thu nhập cho công nhân, hoàn thành vượt mức
chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Quân sự: Lực lượng an ninh, quốc phòng được xây dựng vững mạnh, luôn luyện
tập thường xuyên, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu; góp phần cùng quân dân cả nước
đánh thắng chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam Tổ quốc.
- Các lĩnh vực khác: Như Y tế, Giáo dục, Văn hoá-Xã hội được chăm lo. Đời sống nhân dân
ổn định, từng bước được cải thiện, nâng lên.
Những kết quả đạt được tuy còn rất khiêm tốn,
nhưng đã góp phần tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng để Nam Định bước vào
thời kỳ đổi mới, tự tin, vững chắc hơn.
2) Đảng bộ lãnh đạo nhân
dân Nam
Định trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
(1986-2010).
*) Bối cảnh tình hình
- Tình hình trong nước và
thế giới:
+ Là thời kỳ Đảng lãnh đạo đất nước đổi mới toàn diện. Thời điểm bắt
đầu từ Đại hội VI (1986).
+ Tình hình chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: Liên Xô
và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ. Mỹ sử dụng chiêu bài “Dân chủ”, tôn giáo”,
“cách mạng sắc màu”, đem “nhân quyền” thay cho “chủ quyền”, qua mặt LHQ, đem
quân tấn công Nam Tư, I Rắc, Áp-ga-ni-xtan…Song xu thế hoà bình, đối thoại, hội
nhập vẫn là xu thế chủ đạo.
+ Quá trình mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
+ Đảng lãnh đạo: Qua các kỳ Đại hội như: Đại hội VI (1986); Đại hội
VII (1991); Đại hội VIII (1996); Đại hội IX (2001); Đại hội X (2006), Đại hội
XI (2010). Nghị quyết của Đại hội từng bước phá bỏ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN; thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
+ Trong thời gian này, BCT ra Nghị quyết số 10-NQ/TW (5/4/1988) về
đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp.
- Đặc điểm tình hình của
tỉnh:
+ Tách tỉnh Hà Nam Ninh: thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình (Năm 1992).
+ Tách tỉnh Nam Hà: thành 2 tỉnh
Nam Định và Hà Nam (Năm 1997).
+ Tách huyện: Năm 1997, huyện Nam Ninh tách thành huyện Nam Trực và Trực Ninh;
huyện Xuân Thuỷ tách thành huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ; tái lập lại huyện Mỹ
Lộc. Cả tỉnh có 9 huyện, 01 thành phố, 225 xã, phường, thị trấn (1997).
+ Tình hình an ninh nông thôn, đặc biệt là Giao Thuỷ diễn biến phức
tạp, song đã được giải quyết ổn định.
Những đặc điểm tình hình trên
đã đã tác động, ảnh hưởng tới sự phát triển KT-XH của tỉnh.
*) Sự chỉ đạo của Đảng bộ.
- Đảng bộ đã 8 lần tổ chức
Đại hội
[tỉnh HNN: 2; tỉnh NH: 2; tỉnh NĐ: 4]
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh lần thứ IV (10/1986),
lần thứ V (4/1991).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Hà lần thứ VIII (8/1992), lần
thứ IX (5/1996).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XV (11/1997), lần
thứ XVI (2/2001), lần thứ XVII (11/2005), lần thứ XVIII (9/2010).
- Nội dung các Nghị quyết
Đại hội chỉ đạo:
+ Đoàn kết, đổi mới, tập trung ra sức phát triển sản xuất.
+ Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng ngành kinh tế mũi
nhọn.
+ Gắn bó chặt chẽ giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng.
+ Chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể.
+ Từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Đặc biệt lưu ý: Từ khi tái lập tỉnh, kinh tế biển và công nghiệp, dịch vụ càng
được chú trọng hơn. Trước đây, tỉnh xác định là tỉnh thuần nông nên tập trung
cho phát triển nông nghiệp. Đến Đại hội XVI, XVII, XVIII đã xác định đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; ưu tiên CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn và phát
triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng: công
nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Đây là sự thay đổi về chất so với trước.
*) Tổ chức thực hiện
- Trong nông nghiệp:
+ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết 12 về khoán sản phẩm tới người lao động.
+ UBND tỉnh ra Quyết định 115-QĐ/UB về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho
nông dân.
+ Các cấp các ngành chỉ đạo đẩy mạnh: Áp dụng KHKT vào sản xuất; chú trọng khâu thuỷ
lợi trong nông nghiệp; triển khai nhiều chương trình phát triển cây trồng, vật
nuôi; thực hiện thâm canh, chuyển đổi mùa vụ một cách đồng bộ.
- Trong công nghiệp:
+ Tổ chức sắp xếp, cổ phần hoá các xí nghiệp quốc doanh, phát triển
kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.
+ Ưu tiên phát triển ngành nghề truyền thống, đặc biệt là kinh tế
biển.
+ Thành lập các khu công nghiệp ở tỉnh và ở một số huyện.
*) Kết quả
Do sự cố gắng, tích cực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh nên KT-XH
của tỉnh thời gian qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát
triển GDP trung bình cả giai đoạn là 6-7% (Riêng 5 năm 2005-2010 là 10,2%). Mức
thu năm 2010 cả tỉnh là 1.150 tỷ đồng().
- Nông nghiệp: Đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị. Diện tích gieo trồng đảm bảo 161.000
ha/năm. Năng suất trung bình đạt 120-125 tạ/ha. Sản lượng trung bình đạt gần 1
triệu tấn mỗi năm. Giá trị thu nhập 28-35 triệu đồng trước đây, lên 70 triệu đồng
(2005-2010). Tốc độ phát triển 3-4%/năm.
- Công nghiệp: Đã tiến hành cổ phần hoá và đầu tư có trọng điểm. Nhiều ngành nghề
phát triển mạnh mẽ như: GTVT, Bưu điện, Đóng tàu, Điện lực… Tốc độ phát triển
18-20%/năm.
- Các công trình xây dựng: Đường 10, cầu Đò quan, cầu Tân đệ, cầu Lạc quần, tượng đài Trần
Hưng Đạo, bể bơi Trần Khánh Dư, nhà thi đấu Trần Quốc Toản, sân vận động Thiên
Trường, trung tâm huấn luyện TDTT, trụ sở Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các khu công
nghiệp, đường cao tốc Bắc-Nam, cao tốc Nam Định-Phủ Lý, cải tạo kết cấu hạ tầng
thành phố Nam Định…
- Các hoạt động khác: Như Giáo dục, Y tế, TDTT, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể đạt
nhiều thành tựu mới. Ngành Giáo dục nhiều năm (gần 20) liền giữ vững lá cờ đầu
toàn quốc. Ngành Văn hoá tập trung “xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
Huyện Hải Hậu hơn 30 năm (32 năm) liền là điển hình văn hoá cấp huyện trong
toàn quốc. KT-XH ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.
Đó là những thành tựu hết sức quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân Nam
Định đã nỗ lực phấn đấu đạt được.
3) Những vấn đề rút ra và
nhiệm vụ của chúng ta khi nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định
*) Những vấn đề rút ra
- Khắng định công lao to
lớn của Đảng bộ:
+ Lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng
8/1945;
+ Lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành 2 cuộc kháng chiến vĩ đại
chống Pháp và chống Mỹ giành thắng lợi.
+ Lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện công cuộc đổi mới, CNH-HĐH
thu được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trân trọng, tự hào với
truyền thống vẻ vang của Đảng bộ:
Trong quá trình phát triển, Đảng bộ và nhân dân Nam Định đã trải qua
nhiều khó khăn, thử thách, hy sinh nhiều xương máu, đóng góp nhiều sức người,
sức của cho cách mạng.
Kết quả đó rất đáng trân trọng, tự hào.
- Tích cực khai thác, phát
huy truyền thống vẻ vang của Đảng bộ: Những kết quả
đạt được hơn 80 năm qua đã khẳng định sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ và nhân
dân Nam Định. Một mặt chứng minh cho đường lối đúng đắn của Đảng ta. Mặt khác, thể
hiện sự vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng bộ vào điều kiện cụ
thể của tỉnh nhà. Truyền thống đó là những bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng
bộ và nhân dân Nam
Định tiếp tục khơi dậy, phát huy trong điều kiện mới ngày nay./.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY; SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO