Tổng đài 111 được thành lập trên cơ sở Đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em 18001567
Tổng đài 111 được thành lập trên cơ sở
Đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em 18001567. Tổng đài là dịch vụ công đặc biệt,
thực hiện việc tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em
từ các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân và trẻ em qua điện
thoại...

Từ thông tin tiếp nhận, Tổng đài sẽ kết
nối với các đơn vị liên quan để xác minh thông tin; cung cấp thông tin, tư
vấn về pháp luật, chính sách, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, tham
vấn về tâm lý cho trẻ em, cha, mẹ và các thành viên gia đình trong công tác
chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em...
Trong thời gian đầu hoạt động, Tổng đài 111 hoạt động song song với Đường dây
tư vấn, hỗ trợ trẻ em 18001567.
Phần lớn cuộc gọi đến Tổng
đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em phản ánh trẻ bị bạo lực, xâm hại
Trong nửa đầu
năm 2019, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 tiếp nhận tỷ lệ các cuộc gọi tư
vấn về xâm hại, bạo lực trẻ em cao nhất từ trước tới nay.
Chiều
24/7, ông Nguyễn Công Hiệu - Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền
thông, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 cho biết, vừa qua đơn vị tiếp nhận
phần lớn các cuộc gọi liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em.
Từ
tháng 1 đến tháng 5/2019, tỷ lệ các cuộc gọi tư vấn về xâm hại, bạo lực và kết
nối, can thiệp bảo vệ trẻ em tăng cao. Điển hình, tháng 4 có hơn 51% cuộc gọi.
Theo một số thống kê của Trung
tâm, số trường hợp phản ánh trẻ em bị bạo lực năm 2018 là 357 ca (tăng hơn
140 ca so với năm 2017), nổi lên vấn đề bạo lực của giáo viên đối với học sinh.
Điều này cho thấy phụ huynh mất lòng tin ở bảo mẫu, cô giáo mầm non.
Phụ huynh
lo lắng sự an toàn của trẻ khi đến trường, thậm chí, họ còn mong muốn
lắp camera trường học để tiện theo dõi.
Ngoài ra, 2018 cũng là năm nổi
cộm về những vụ dâm ô trẻ bởi chính giáo viên trong trường (Hà Nội, Phú Thọ,
Bình Dương...); nhiều trẻ bị xâm hại tình dục đến mang thai và sinh con.
Không những
thế, trong các cuộc gọi phản ánh tới Tổng đài 111, có trẻ bị ngăn cản tiếp xúc
với cha hoặc mẹ, hay bị sử dụng như một công cụ trả thù đối phương trong trường
hợp cha mẹ có mâu thuẫn, ly hôn.
Bà Nguyễn Hải Anh - Viện
nghiên cứu quản lý, phát triển bền vững MSD cho biết, riêng 3 tháng đầu năm
2019 có 325 trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Trên thực tế, con số này có thể còn cao
hơn nhiều.
Sử dụng các
biện pháp trừng phạt đối với trẻ, các bậc phụ huynh có thể để lại những hậu quả
nghiêm trọng về thể chất. Sau những trận đòn, các em không những phải chịu đau
đớn và thương tích trên cơ thể trẻ, bị tổn thương về mặt trí tuệ, thậm chí có
thể bị tàn tật.
Không chỉ
có vậy, về tâm lý, các em không nhận thức rõ bản chất của sự việc, bị lẫn lộn
giữa khái niệm bị phạt do mắc lỗi và bị bạo lực. Bên cạnh đó, trẻ cũng cảm thấy
lo lắng, bẽ mặt, nhục nhã; các em thấy bản thân hạ thấp lòng tự trọng; có
thể khiến trẻ tức giận và mong muốn trả đũa.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng bộ
LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và
thứ haithế giới phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em
mà không bảo lưu bất cứ điều khoản nào. Đến nay, hệ thống pháp luật quy định
thực thi quyền trẻ em ở Việt Nam liên tục được bổ sung sửa đổi hoàn thiện cơ
bản đồng bộ. Nhà nước có nhiều nỗ lực giải quyết để bảo vệ trẻ em và quyền trẻ
em. Việc khai trương Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em là sự kiện quan
trọng.
Trước đó, ủy ban Quốc gia Về trẻ em đã
họp bàn và thống nhất chương trình hành động trong năm 2018. Cụ thể là tập
trung chỉ đạo, đôn đốc các bộ ngành, địa phương thực hiện đầy đủ các chính sách
về trẻ em và quyền trẻ em; trợ giúp trẻ em tiếp cận các dịch vụ xã hội; tư vấn
và tham vấn cho trẻ em, gia đình, các tổ chức, cá nhân về bảo vệ trẻ em; chăm
sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho trẻ em, nhất là nhóm yếu thế; hỗ trợ giáo dục;
trợ giúp pháp lý; phối hợp liên ngành phòng chống bạo lực đối với trẻ em…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy
ban nhấn mạnh yêu cầu các kế hoạch, chương trình hành động phải bảo vệ đầy đủ
các quyền của trẻ em: Quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm
sóc, nuôi dưỡng; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền được chăm sóc sức khỏe;
quyền được học tập; quyền được phát triển năng khiếu; quyền có tài sản…
Trong
đó, cần đặc biệt phát huy vai trò của các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên,
các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Các phương tiện
thông tin đại chúng không chỉ tuyên truyền, bảo vệ trẻ em mà còn có vai trò rất
quan trọng trong phổ biến tri thức, tư vấn các vấn đề liên quan đến quyền trẻ
em.
1. Tổng đài 111 nói gì?
Ngày 2/4, trao đổi với phóng
viên, ông Nguyễn Công Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và dịch vụ truyền
thông (Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, Tổng đài 111 có nhận được cuộc
gọi của cô giáo về vụ việc người bố xâm hại con gái suốt 4 năm tại Bắc Giang
nhưng không có chuyện Tổng đài cung cấp thông tin cho báo chí về vụ việc này.
Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn
và dịch vụ truyền thông tỏ ra bức xúc vì sự việc bị đăng tải trên báo chí, thậm
chí còn đưa tên cả Trường THCS nơi mà em này đang theo học. Mẹ của em cũng nhắn
tin cho biết, báo chí tại vùng quê nơi mà định đưa em về sống trong thời gian
tới cũng đăng thông tin này. “Dù báo chí không đưa tên của cháu, nhưng việc đưa
ra một địa chỉ chính xác thì những người xung quanh đều biết đó là ai. Như vậy
chẳng khác gì cháu bị xâm hại lần hai, mà lần này còn đau đớn hơn gấp nhiều
lần, thậm chí là chặn luôn tương lai sau này của cháu. Khi sự việc chưa bị
phát hiện thì sự xâm hại ấy chỉ trong phạm vi hẹp, ít người biết, nhưng để lộ
ra thì ai cũng biết. Tương lai sau này của cháu sẽ như thế nào?”, ông Nguyễn
Công Hiệu nói.
Theo ông Hiệu, ngay sau khi
nhận được cuộc gọi, Tổng đài 111 đã hướng dẫn cho cô giáo thực hiện các hành
động để bảo vệ bằng cách giữ cháu ở lại nhà của mình một cách bí mật.
Đồng thời, Tổng đài 111 đã
liên hệ với các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh Bắc Giang bao gồm: Sở
LĐ-TB&XH, Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Giang, Công an và UBND tỉnh... để cùng phối
hợp vào cuộc xử lý một cách nhanh chóng. Ngay chiều cùng ngày, mẹ của cháu đã
từ quê đến Bắc Giang và hai mẹ con được đưa vào chăm sóc tại Trung tâm công tác
xã hội tỉnh Bắc Giang (Sở LĐ-TB&XH) với sự đảm bảo an toàn tuyệt đối của
nhiều lực lượng. Sự việc đang được triển khai tốt thì thông tin bị lộ cho báo
chí.
“Khi nhân viên Tổng đài 111
tiếp cận có nhận thấy tâm lý của cháu khá khác biệt, có thể do bị xâm hại trong
thời gian dài. Do đó, việc điều trị sẽ khó khăn và mất nhiều thời giLiên quan
đến việc tiết lộ thông tin của nạn nhân bị bạo lực, xâm hại, Cục trưởng Cục trẻ
em Đặng Hoa Nam thông tin: Đó là vi phạm Luật trẻ em 2016, vi phạm quyền trẻ em
về trực tiếp lộ những hình ảnh, thông tin bí mật đời tư của các em. Trước sự vi
phạm này, trên mạng xã hội đã bắt đầu có một luồng dư luận đề cập đến lương
tâm, trách nhiệm xã hội của một số người làm báo, kênh truyền thông và cơ quan
báo chí. Về phía Cục Trẻ em, chúng tôi đã chính thức gửi công văn tới Cục Báo
chí, Cục Phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), đề nghị các
cơ quan này với chức năng là đơn vị quản lý, tham mưu và phối hợp với Ban Tuyên
giáo Trung ương để nhắc nhở những vi phạm. “Về lâu dài cần phải hoàn thiện và
cụ thể những chế tài pháp luật để
xử lý những cá nhân, cơ quan báo chí vi phạm nguyên tắc bí mật đời tư của công
dân nói chung và trẻ em nói riêng. Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới,
truyền thông chỉ đưa thông tin về thủ phạm, nghi phạm và tiến trình tư pháp,
tuyệt đối không đưa thông tin về nạn nhân”, ông Đặng Hoa Nam nói.
2. Cha mẹ, người
giám hộ phải chịu trách nhiệm
Ông Đặng Hoa Nam cho biết, Bộ
LĐ-TB&XH đã có ý kiến đề nghị các cơ quan chức năng ngay lập tức phải triển
khai những biện pháp tích cực hơn nữa để ngăn chặn bạo lực học đường. Bộ
LĐ-TB&XH đã đề nghị với Bộ GD&ĐT cần tích cực hơn nữa trong việc triển
khai công tác tham vấn, tư vấn tâm lý cho học sinh để nắm bắt tâm lý học sinh,
tâm lý giáo viên và những vấn đề xảy ra trong trường học nhằm kịp thời xử lý,
giải quyết. Vụ việc ở Hưng Yên cho thấy rõ ràng công tác tham vấn tâm lý học
đường bị yếu và giáo viên, hiệu trưởng không hiểu biết pháp luật về bảo vệ trẻ
em nên cố tình che giấu, bưng bít; chỉ đến khi không che giấu được nữa thì hậu
quả xảy ra là rất nặng nề, tạo ra hình ảnh xấu cho xã hội.
Về những chế tài xử lý vi phạm đối
với đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật, Cục trưởng Cục trẻ em cho biết, không
đồng ý với quan điểm pháp luật Việt Nam cần phải tăng hình phạt, đặc biệt là
mức xử lý hình sự đối với các đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật. “Điều này là
trái với tinh thần của Công ước Liên Hợp Quốc về trẻ em, trái với các quy định
pháp luật về bảo vệ trẻ em, trái với các chính sách, nguyên tắc phát triển,
tiến bộ về giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ em, trong đó có trẻ em vi phạm pháp
luật”, ông Nam nhấn mạnh.
Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó
Cục trưởng Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(LĐ-TB&XH), đến thời điểm này việc chuẩn bị để đưa vào sử dụng tổng đài đã
cơ bản hoàn thiện, chỉ còn vấn đề chia cước viễn thông liên quan đến các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Dự kiến tháng 12 sẽ hoàn thành việc chia tỷ
lệ này và đưa tổng đài 111 chính thức vận hành.
3.
Trong thời gian chờ hoàn thiện tổng đài, trước mắt người dân và trẻ em gọi điện
đến đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em vẫn liên hệ theo số điện thoại 18001567
Bà Nga thông tin, sau khi đi
vào hoạt động, người dân và trẻ em gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ
trẻ em sẽ được miễn phí cuộc gọi và tư vấn. Toàn bộ kinh phí liên quan đến
cước cuộc gọi, lương và trực cho nhân viên tư vấn sẽ do Bộ
LĐ-TB&XH cấp thông qua ngân sách nhà nước cho Cục Chăm sóc và Bảo vệ
trẻ em để thực hiện chi trả cho tổng đài.
Đồng thời, khi đi vào hoạt
động, sẽ không chỉ có một tổng đài hiện đang hoạt động ở 35 Trần Phú (Hà Nội)
mà sẽ mở thêm hai tổng đài vùng ở Đà Nẵng và phía Nam đặt tại tỉnh An Giang.
Theo đó, tổng đài Hà Nội sẽ trực tiếp kết nối cho 28 tỉnh ở khu vực phía Bắc,
tổng đài Đà Nẵng dự kiến sẽ kết nối các cuộc gọi cho 16 tỉnh thuộc khu vực miền
Trung và Tây Nguyên, còn lại tổng đài tại An Giang sẽ kết nối và tư vấn cho 19
tỉnh phía Nam.
Trước đó, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã có văn bản thông báo về số dịch vụ gọi Tổng đài điện thoại quốc
gia bảo vệ trẻ em. Theo đó, Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) có trách
nhiệm quản lý, khai thác các tổng đài điện thoại sử dụng số dịch vụ gọi Tổng
đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo đúng các quy định của pháp luật về
bảo vệ trẻ em và quy hoạch kho số viễn thông, quy định về quản lý và sử dụng
kho số viễn thông.
Đồng thời, các doanh nghiệp
viễn thông có trách nhiệm phối hợp với Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ
em trong việc thực hiện kết nối, khai báo, định tuyến cuộc gọi đến số dịch
vụ 111 về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo đúng quy định của
pháp luật về viễn thông./.
4. Bảo vệ trẻ em không chỉ trong tháng hành động vì trẻ em
Sáng 1/6, tại Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng, Hà
Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức lễ phát động Tháng hành động
vì trẻ em năm 2020.
Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với
chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em,
phòng, chống xâm hại trẻ em” hướng tới vận động sự tham gia tích
cực hơn nữa của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình và cộng
đồng trong việc bảo vệ trẻ em.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đào Ngọc
Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch thường trực
Ủy ban quốc gia về trẻ em nhấn mạnh: “Có 3 điều chúng ta phải thực hiện nhanh
nhất. Thứ nhất, phải phát hiện nhanh nhất, bất cứ ở đâu, bất cứ nơi nào xảy ra
vụ việc liên quan đến trẻ em phải có cách tiếp cận ngay từ đầu. Thứ hai, xử lý
nhanh nhất, nghiêm minh nhất các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em. Thứ ba, can
thiệp nhanh nhất, tốt nhất cho trẻ em".
Đại diện cho hàng triệu trẻ em
Việt Nam, em Đặng Thùy Linh, trường THCS Dịch Vọng, bày tỏ mong muốn: “Trong
buổi lễ phát động hôm nay, chúng cháu cũng hiểu rằng niềm hạnh phúc của trẻ em
không chỉ phụ thuộc vào sự quan tâm của người lớn, chính trẻ em cũng cần thay
đổi nhận thức và hành động để mang lại cuộc sống an toàn và cơ hội phát triển
lành mạnh cho chính bản thân mình. Cháu cũng muốn gửi lời nhắn nhủ tới tất cả
các bạn học sinh trên mọi miền Tổ quốc, chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực học tập
và rèn luyện, tham gia tích cực các hoạt động tập thể để có đủ năng lực vững
bước tới tương lai".
Trong tháng Hành động vì trẻ em, nhiều thông điệp
truyền thông ý nghĩa cũng được lan tỏa, bao gồm: Nói “không” với xâm hại trẻ
em; Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động; Bảo vệ trẻ em
sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia
đình.
Là một tổ chức hoạt động vì
trẻ em, ChildFund Việt Nam luôn đặt mối quan tâm hàng đầu của tổ chức vào sự an
toàn và phát triển toàn diện của các em. ChildFund phối hợp với chính quyền các
cấp thực hiện các hoạt động truyền thông và hỗ trợ công tác bảo vệ trẻ em trong
phạm vi và khả năng của cả tổ chức cũng như của đối tác ở địa phương. Chúng tôi
cũng luôn chia sẻ các thông tin chính xác tới trẻ, qua đó thúc đẩy sự tham gia,
tiếng nói và quyền đại diện của các em.
Những thông tin liên quan đến các vấn đề trẻ em bao
gồm bảo vệ trẻ em, an toàn mạng cho trẻ em… có thể tham khảo tại trang thông
tin của ChildFund tại địa chỉ www.childfund.org.vn hoặcwww.facebook.com/ChildFund.Vietnam
5. Gọi Tổng
đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để
thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em. Tải Ứng dụng Tổng đài 111 (IOS & Android) để
báo cáo các trường hợp trẻ bị xâm hại, nhằm bảo vệ trẻ em kịp thời.

=Ban
biên tập trường=